Cảnh giác
là pháp thế gian, không phải là một pháp môn tu tập. Cảnh giác là tâm lo sợ nghi ngờ, là sự đề phòng, là nỗi lo lắng, luôn luôn nghi ngờ người này người kia, là để phòng những đối tượng hại mình, chứ không lưu ý từng hành động thân, miệng, ý.
Cảnh giác làm khổ mình nên lúc nào cũng dè dặt lo ngại. Người cảnh giác chỉ là một đức cẩn thận đề phòng bảo vệ cá nhân mình mà thôi, cho nên cảnh giác chỉ là nghi ngờ dò xét chứ không phải tỉnh giác. Ở đạo đức nhân bản - nhân quả thì dùng từ tỉnh giác, còn ở góc độ thông tin thế gian thì dùng từ cảnh giác.
Nếu dùng tỉnh giác cho cuộc sống hằng ngày thì không cần dùng cảnh giác. Dùng “cảnh giác” thì phải dùng thêm “tỉnh giác” mới đem lại sự bình an cho mình thật sự, còn chỉ dùng riêng “cảnh giác” là đem đến cho mình một sự bất an lo lắng.
Cảnh giác làm khổ mình nên lúc nào cũng dè dặt lo ngại. Người cảnh giác chỉ là một đức cẩn thận đề phòng bảo vệ cá nhân mình mà thôi, cho nên cảnh giác chỉ là nghi ngờ dò xét chứ không phải tỉnh giác. Ở đạo đức nhân bản - nhân quả thì dùng từ tỉnh giác, còn ở góc độ thông tin thế gian thì dùng từ cảnh giác.
Nếu dùng tỉnh giác cho cuộc sống hằng ngày thì không cần dùng cảnh giác. Dùng “cảnh giác” thì phải dùng thêm “tỉnh giác” mới đem lại sự bình an cho mình thật sự, còn chỉ dùng riêng “cảnh giác” là đem đến cho mình một sự bất an lo lắng.
Trích tại:
Những Bức Tâm Thư 1